Phân Tích Nhân Vật Cụ Mết
Tổng hợp các bài tóm tắt rừng xà nu, bài phân tích nhân vật cụ mết, phân tích truyện ngắn, cảm nhận hình tượng cây xà nu, tính sử thi các dân tộc. vanphongphamsg.vn đầy đủ trọn vẹn và mới nhất 2020
Dàn ý phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu
Để việc tìm hiểu và phân tích nhân vật cụ Mết được cụ thể hơn, dưới đây vanphongphamsg.vn sẽ giúp bạn lập dàn ý cho chủ đề trên.
Bạn đang xem: Phân tích nhân vật cụ mết






Đối với dân làng là vậy, đối với làng Xô Man, cụ Mết luôn luôn tự hào về quê hương mình. Ông tự hào tất cả mọi thức trên mảnh đất ấy từ cây xà nu “không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta” đến hạt gạo làng ăn “gạo người Strá mình làm ra ngon nhất vùng núi này”. Chính vì tự hào mảnh đất quê hương nên ông luôn tìm mọi hướng đi đúng đắn để bảo vệ làng mình trước bom đạn của chiến tranh mà việc điển hình là cụ luôn hướng dân làng theo đường lối của Đảng “Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước mình”
Không những thế, khi phân tích nhân vật cụ Mết, ta thấy ông còn là một người biết nhìn xa trông rộng, biểu hiện qua việc dự trữ lương thực để đánh giặc “Gạo đủ ăn tới mùa suốt. Nhưng phải để dành, dự trữ mỗi bếp cho được ba năm. Mày đi cách mạng, người chỉ huy cũng dạy mày rồi, đánh thằng Mĩ là phải đánh dài.”
Ngoài ra, cụ còn nhìn nhận được cục diện vấn đề khi biết rõ sức mạnh chưa đủ khi chưa có vũ khí thì không xông ra cứu Tnú “Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên.” Qua đây cho thấy, cụ Mết chính là người chỉ đường dẫn lối cho những bước đi của dân làng Xô Man.
Từ phân tích nhân vật cụ Mết, ta thấy nhân vật này là biểu tượng của thế hệ anh hùng đi trước, hiện thân cho vẻ đẹp của truyền thống thiêng liêng, đồng thời hội tụ vẻ đẹp của con người Tây Nguyên mang dáng vẻ của người anh hùng với sức mạnh phi thường trong sử thi.
Xem thêm: Địa Chỉ Bán Đĩa Cd Gốc Tại Hcm, Top 10 Shop Bán Đĩa Phim Chất Lượng Tại Tp
Với kết cấu truyện lồng truyện, đầu cuối tương ứng đặc sắc, Nguyễn Trung Thành đã cho độc giả thấy được vẻ đẹp của cụ Mết với nhiều khía cạnh khác nhau từ giọng nói, ngoại hình bên ngoài đến những phẩm chất cao quý, tốt đẹp bên trong con người. Từ đấy, hình tượng cụ Mết như được nâng tầm lên thành hình tượng của anh hùng sử thi, mặc khác phản ánh được bản chất của người dân Tây Nguyên nói riêng và người dân Việt Nam nói riêng trong thời kì kháng chiến chống Pháp đầy cam go, ác liệt của dân tộc.
Không những vậy, để làm nên được vẻ đẹp của nhân vật mang hình tượng của nhân vật sử thi trong dòng chảy của văn xuôi hiện đại ấy thì không thể không đề cập đến ngôn ngữ đậm chất sử thi được nhà văn sử dụng để miêu tả nhân vật của mình từ đường nét bên ngoài đến tâm lý sắc sảo như những phân tích đã điểm qua bên trên. Dù là vậy nhưng ngôn ngữ trong tác phẩm vẫn giản dị, giàu hình ảnh góp phần vào việc xây dựng hình tượng nhân vật mang vẻ đẹp của núi rừng và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.
Xem thêm: Danh Sách Truyện Mới Cập Nhật, 170 Ý Tưởng Hay Nhất Về Danh Sách Truyện
Kết bài: Dù không phải là nhân vật chính của truyện ngắn Rừng xà nu, Cụ Mết vẫn hiện lên là một hình tượng nhân vật đẹp làm độc giải gợi nhớ đến những vị già làng, tộc trưởng trong những sử thi, bản trường ca của Tây Nguyên xưa. Bằng việc sử dụng bút pháp miêu tả đặc sắc, tác giả đã làm cho nhân vật hiện lên không chỉ mang những phẩm chất ưu tú của cộng đồng mà còn mang những tính cách đẹp đẽ riêng. Qua việc phân tích nhân vật cụ Mết, ta thấy nhà văn Nguyễn Trung Thành đã ca ngợi lòng yêu nước, ca ngợi những người anh hùng và cả tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.