Châu nam cực gồm những nước nào

  -  

Mỗi vùng đất khác nhau sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia khác nhau. Cũng giống như việc Trường Sa và Hoàng Sa là 2 quần đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Vậy còn châu Nam Cực thì sao? Lãnh thổ châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Vài nét đặc biệt về châu Nam Cực

Châu Nam Cực hay còn được biết đến với cái tên tiếng anh Antarctica, là lục địa nằm trong vùng Nam Cực thuộc Nam bán cầu. Ngoài ra, đây còn là lục địa có khoảng cách xa nhất ở phía Nam của Trái Đất. Ở đây thường xuyên bị bao bọc bằng những lớp băng.

Châu Nam Cực có diện tích 14 triệu km² lớn thứ 5, chỉ đứng sau Châu Á, Châu Phi, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Nơi đây có nhiệt độ thấp nhất, khô nhất và gió nhất toàn cầu. Bởi có môi trường sống khắc nghiệt, nên quanh năm ở đây chỉ có các nhà nghiên cứu khoa học và các loài động vật ưa lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, gấu nước hay các loài sinh vật khác như tảo, ký sinh trùng, vi khuẩn sống rải rác.




Bạn đang xem: Châu nam cực gồm những nước nào

*
*



Xem thêm: Chị Dậu Tên Thật Chị Dậu Trong Tắt Đèn Tên Thật Là Gì? Chị Dậu Trong Tác Phẩm Tắt Đèn Tên Thật Là Gì

Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia nào? 

Tuy vùng đất này có khá nhiều nước tuyên bố chủ quyền nhưng châu Nam cực không thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào. Vì đây được xem là tài sản của toàn nhân loại, cho nên câu trả lời chính thức ở đây là: “Châu Nam Cực hiện nay không thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.”

Hiệp ước Nam Cực




Xem thêm: Nhà Nguyễn Làm Gì Để Lập Lại Chế Độ Phong Kiến Tập Quyền ? Nhà Nguyễn Lập Lại Chế Độ Phong Kiến Tập Quyền

*

Hiệp ước Nam Cực hay Antarctic Treaty được chính thức ký kết vào năm 1959 với sự góp mặt của 12 quốc gia, trong đó gồm 7 quốc gia có yêu sách lãnh thổ đối với khu vực trên lần lượt là Australia, Pháp, Chile, Argentina, New Zealand, Na Uy, Anh cùng 5 nước khác là Mỹ, Liên Xô, Nhật Bản, Bỉ, Nam Phi. Các quốc gia này đã đặt trạm nghiên cứu khoa học tại châu Nam Cực

Nội dung của hiệp ước Nam Cực: 

Điều 1 – khu vực này chỉ dành cho các mục đích hòa bình; hoạt động quân sự như thử nghiệm vũ khí bị nghiêm cấm trừ lực lượng quân đội và các trang thiết bị của quân đội được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và các mục đích hòa bình khác;

Điều 2 – tự do nghiên cứu khoa học và phải liên tục hợp tác;

Điều 3 – tự do trao đổi thông tin và nhân lực trong việc hợp tác với Liên Hiệp Quốc và các cơ quan quốc tế khác;

Điều 4 – hiệp ước không thừa nhận, tranh luận và xác lập các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ; không một tuyên bố mới nào được công nhận trong khi hiệp ước còn có hiệu lực;

Điều 5 – cấm các vụ nổ hạt nhân và chất thải phóng xạ;

Điều 6 – hiệp ước này bao gồm tất cả các lãnh thổ và tảng băng ở phía nam vĩ tuyến 60 độ nam;

Điều 7 – quốc gia là quan sát viên của hiệp ước được tự do tiếp cận, kể cả trên không, tất cả các khu vực và có thể kiểm tra các trạm, căn cứ, trang thiết bị; tất cả mọi hoạt động phải được thông báo trước, bao gồm cả việc triển khai lực lượng quân đội;

Điều 8 – quyền tài phán thuộc đối với các giám sát viên và các chuyên gia khoa học thuộc về các quốc gia mà người đó mang quốc tịch;

Điều 9 – thường xuyên tổ chức các cuộc họp tham vấn giữa các quốc gia thành viên hiệp ước;

Điều 10 – tất cả các quốc gia thành viên của hiệp ước phải phản đối mọi hoạt động trái với quy định của hiệp ước của các quốc gia khác;

Điều 11 – các tranh chấp phải được giải quyết hòa bình bởi các bên liên quan hoặc bởi Tòa án Quốc tế vì công lý;

Điều 12, 13, 14 – các quốc gia có liên quan thỏa thuận việc phê chuẩn, giải thích và chỉnh sửa hiệp ước;

Và đó chính là câu trả lời cho câu hỏi: “Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia nào?” Thật là một kiến thức bổ ích đúng không nào? Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn.